Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM
Âm Nhạc Và Gốm Bát Tràng: Nâng Tầm Giá Trị Nghệ Thuật

Âm Nhạc Và Gốm Bát Tràng: Nâng Tầm Giá Trị Nghệ Thuật

Trân MKT
Th 5 10/10/2024
Nội dung bài viết

Âm nhạc và gốm Bát Tràng là sự kết hợp hài hòa giữa hai trường phái nghệ thuật với nhau. Một bên là  dùng câu hát ca ngợi cái đẹp, truyền tải cảm xúc qua từ ngữ. Một bên là di sản văn hóa đặc sắc Việt Nam, truyền tải thông điệp qua sản phẩm. Tưởng chừng như là hai lĩnh vực riêng biệt. Nhưng việc lồng ghép gốm Bát Tràng vào âm nhạc đang tạo ra nhiều ý tưởng thú vị cho các nhạc sĩ.

Nét nghệ thuật độc đáo của sự kết hợp âm nhạc và gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng đang là một cảm hứng vô tận cho việc sáng tác. Gốm thổi một nét truyền thống, mang đậm hơi thơ dân gian vào nhiều tác phẩm. Các nhạc sĩ không chỉ lấy cảm hứng từ những hình ảnh làng gốm Bát Tràng sôi động. Mà còn có thể miêu tả quá trình làm gốm, từ những bước ban đầu. Như lựa chọn đất sét, tạo hình, đến lúc bỏ vào lò nung. Mỗi quá trình là mỗi một nhịp điệu riêng. Gợi lên nhiều khung bậc cảm xúc, lắng đọng cảm xúc cho người nghe. 

Các bài hát có chủ đề về gốm sứ

Gốm Bát Tràng được nhiều bài hát lấy cảm hứng. Qua đó, thường thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống, và sự gắn bó với một loại tinh hoa nghệ thuật. Những bài hát này không đơn thuần hát về sản phẩm gốm. Mà còn thể hiện những giá trị văn hóa sâu sắc của gốm Bát Tràng

Bài hát “Làng gốm quê tôi” 

“Làng gốm quê tôi”  được sáng tác với nhạc sĩ Amư Nhân:

“Làng gốm quê tôi những tấm lòng nhân ái chân thành

Hạnh phúc mang theo mái tranh nghèo vẫn vui người ơi

Tình nghĩa bên nhau,chiếc nồi nung sớm chiều còn đây

Những bàn tay vất vả đêm ngày

Nhìn mây bay theo khói lam chiều…”

Lời bài hát trên đã mô tả lại khung cảnh làng gốm yên bình, và mộc mạc. Nhạc sĩ chắc hẳn đã dành tình cảm sâu sắc và chân thành cho làng gốm. Nơi mà cuộc sống gắn liền với công việc thủ công mỹ nghệ. Nơi có những con người cần cù, hăng say với nghề gốm.

Tình làng nghĩa xóm đậm đà, mọi người trong làng luôn quan tâm, hỏi han lẫn nhau. Tạo nên một bức tranh chứa đầy niềm vui, hạnh phúc. Lời ca chứa đựng hình ảnh thân thuộc của làng gốm Bát Tràng như những chiếc nồi nung sớm chiều vẫn rực sáng. Những bàn tay của nghệ nhân đang vất vả ngày đêm để làm ra những sản phẩm gốm hoàn hảo nhất. Và những ngọn khói lam chiều của một làng nhỏ đang tiếp tục duy trì nghề gốm truyền thống. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, những con người nơi đây vẫn sống tích cực. Luôn luôn tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương. Cùng nhau chia sẻ cực nhọc để giữ gìn nét văn hóa Việt Nam.

Bài hát “Gốm sứ Việt Nam”

Bài hát “Gốm sứ Việt Nam” được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Ông là một nhạc sĩ sáng tác giàu cảm xúc và ý nghĩa. Và việc lựa chọn gốm sứ, một biểu tượng của nghệ thuật thủ công truyền thống làm cảm hứng sáng tác. Là một quyết định để nâng cao giá trị nghệ thuật, tôn vinh lên nét đẹp văn hóa Việt Nam 

“Gốm sứ, gốm sứ, đẹp như hoa

Nét đẹp Việt Nam, tỏa sáng ngời

Bình gốm, chén sứ, trắng muốt tinh

Mang bao câu chuyện, xưa và nay…”

Phân tích lời bài hát cho thấy, ông đã khéo léo so sánh gốm sứ với những thứ đẹp đẽ và tinh khiết nhất. Việc ví von gốm sứ đẹp như hoa, một biểu tượng của cái đẹp và tình yêu và cảm xúc. Với ý nghĩa gốm sứ không đơn thuần là một sản phẩm trang trí, mà luôn mang trong mình giá trị nghệ thuật

“Nét đẹp Việt Nam, tỏa sáng ngời”. Ý nghĩa ca ngợi gốm Bát Tràng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Được bao thế hệ tiếp tục giữ gìn và phát huy qua nhiều thăng trầm lịch sử. Trở thành một biểu tượng cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ của đất nước.

Hay những sản phẩm gốm với vẻ đẹp mộc mạc là lại trắng muốt. Trắng nuốt là nét trăng tinh khiết nhất. Tượng trưng cho tay nghề tuyệt xảo của các nghệ nhân tại làng gốm.

“Mang bao câu chuyện, xưa và nay”. Gốm sứ không chỉ mang giá trị vật chất. Mà gốm còn chứa đựng biết bao giá trị lịch sử, văn hóa. Mỗi sản phẩm gốm là mỗi câu chuyện mà các nghệ nhân gửi gắm tình yêu và nhiệt huyết vào.

Kết hợp biểu diễn âm nhạc và gốm Bát Tràng 

Ý tưởng biểu diễn âm nhạc kết hợp với làm gốm Bát Tràng là ý tưởng đưa 2 thể loại nghệ thuật lên một tầm cao mới. Đây là cách tôn vinh tinh tế nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc của gốm Bát Tràng. Dưới nền nhạc du dương của các nghệ sĩ làm thu hút sự chú ý của khán giả.

Sân khấu âm nhạc mang dấu ấn của gốm Bát Tràng

Để làm ra một buổi trình diễn kỳ công như vậy, cần phải kết hợp nhiều yếu tố quan trọng lại với nhau. 

Đầu tiên phải nói đến thiết kế của sân khấu. Sân khấu có thể được trang trí bằng các sản phẩm gốm như bình, lọ, chum, tượng gốm nghệ thuật… Để làm phông nền cho người nghệ nhân biểu diễn hay được xếp tạo điểm nhấn cho sân khấu.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh

Ánh sáng cũng là một yếu tố quyết định có truyền tải được hết hình ảnh tay nghề của người nghệ nhân gốm đang biểu diễn hay không. Việc bố trí ánh sáng hợp lý sẽ tạo ra hiệu ứng thị giác thú vị, giúp người xem cảm nhận rõ hơn nét đẹp vốn có của gốm Bát Tràng  

Trình diễn làm gốm kết hợp với âm nhạc

Có rất nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật làm gốm kết hợp với âm nhạc. Nhưng nổi bật nhất vẫn là chương trình biểu diễn của nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Trên nền nhạc hiện đại, tràn đầy năng lượng của nghệ sĩ Nikola H.Mounou

Nét độc đáo của buổi trình diễn giữa nghệ nhân gốm và nghệ sĩ âm nhạc đã đưa khối đất sét và giai điệu hòa với nhau làm một. Nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn với tay nghề điêu luyện đã biểu diễn một buổi làm ra được sản phẩm gốm đặc sắc. Từ khâu lựa chọn đất sét, tạo hình, xoay bàn xoay hay tạo ra những đường nét đặc trưng cho gốm. 

Nghệ nhân gốm Nguyễn Tuấn Minh và nghệ sĩ Nikola H.Mounou

Bên cạnh đó là nghệ sĩ Nikola H.Mounou đang say sưa điều khiển các giai điệu theo từng cung bậc cảm xúc. Mỗi một công đoạn làm gốm là mỗi cảm xúc khác nhau. Ông khéo léo điều chỉnh âm nhạc lúc thì nhẹ nhàng sâu lắng. Lúc thì cao trào bùng nổ khi khi nghệ nhân gốm đi vào giai đoạn hoàn thành sản phẩm. Hai con người, một nghệ nhân, một nghệ sĩ. Đã cùng nhau kết hợp tạo ra trải nghiệm nghệ thuật quyến rũ giữa thị giác và thính giác. Qua sự kết hợp này, khán giả không chỉ được thưởng thức âm nhạc mà còn cảm nhận được vẻ đẹp sâu sắc của gốm Bát Tràng. Một nét đẹp trường tồn qua thăng trầm lịch sử, luôn đổi mới và không ngừng phát triển hơn.

Tạm kết 

Thông qua sự kết hợp này, nghề gốm không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển hơn nữa, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa nghệ thuật. Kết hợp âm nhạc vào trình diễn gốm thực sự mang đến một trải nghiệm phong phú và đa dạng, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa sâu sắc của từng sản phẩm gốm mà họ tạo ra.

Tham khảo thêm một số bài viết hay tại: Không Gian Gốm Bát Tràng

Không Gian Gốm Bát Tràng: Địa chỉ mua gốm Bát Tràng uy tín tại TPHCM

 

Nội dung bài viết