
Biểu tượng đặc trưng ngày Tết mang đến niềm vui cho gia đình!
Gia Bảo
Th 7 13/01/2024
Nội dung bài viết
Những biểu tượng truyền truyền thống ngày Tết không những góp phần mang đến sự trọn vẹn cho ngày lễ cổ truyền, mà còn giúp đem lại không khí ấm áp, sự sung túc, hạnh phúc cho gia đình. Hãy cùng Không Gian Gốm tìm hiểu về ý nghĩa sâu sắc của những biểu tượng này để thấu hiểu hơn về tinh thần truyền thống của ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam nhé!
Bánh Tết: Bánh chưng - Bánh tét
Bánh chưng, bánh tét - Đặc sản ẩm thực ngày Tết.
Bánh chưng và bánh tét - Loại bánh truyền thống gắn liền với mâm cỗ Tết, đó là biểu tượng không thể thiếu trong thực đơn ăn uống đặc sắc của người Việt ta trong ngày lễ trọng đại này. Miền Bắc thường ưa chuộng bánh chưng, trong khi miền Nam lại có truyền thống gói bánh tét. Cả 2 loại bánh được làm từ gạo nếp - là biểu tượng của con người và dân tộc Việt Nam ta, mang đậm hình ảnh lịch sử nền văn minh lúa nước của cha ông.
Bánh chưng và bánh tét thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Song, trong văn hóa cung đình. Chỉ có bánh chưng mới được sử dụng trong các buổi lễ cúng, trong khi bánh tét không được ưa chuộng vì được coi là không tao nhã, từ hình dáng đến tên gọi.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua bộ ấm trà quận 1 giá tốt
Quả Tết: Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả.
Trái cây, hoa quả là đã trở thành những vật phẩm bày trí dâng lên thần Phật, tổ tiên thường ngày. Song,vào ngày Tết, bên cạnh bánh chưng xanh và hoa đào đỏ, mỗi gia đình còn trang trí một mâm ngũ quả. Cách bày trái cây trên bàn thờ được thể hiện theo nhiều phong cách khác nhau. Từ sự đơn giản như chọn nải chuối kết hợp với dưa hấu, thơm (dứa), bưởi... đến sự phức tạp hơn với cách trưng bày theo nghĩa long, lân, quy, phụng. Ngoài ra, còn có cách sắp xếp "chơi chữ" theo quan điểm dân gian: cầu (mãng cầu), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xài (xoài), sung (quả sung), … .
Mâm ngũ quả là 5 loại trái cây, mỗi loại có một màu sắc riêng biệt. Con số 5 không chỉ đơn giản là số lượng trái cây mà còn thể hiện ước muốn của người Việt Nam trong năm mới, mong muốn đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Những màu sắc đặc trưng này còn tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Cây nêu ngày Tết
Cây nêu ngày Tết - phong tục đặc trưng văn hóa Việt.
Cây nêu, có thể là tre hoặc bương, có chiều dài khoảng 5-6cm, thường được đặt trước sân nhà trong những dịp Tết. Trên đỉnh của cây, người ta thường đeo một vòng tròn nhỏ và buộc nhiều vật phẩm khác nhau như vàng mã, cành xương rồng để trừ tà; cá chép được làm từ giấy để tạo ra phương tiện cho Táo Quân; cũng như chuông gió, khánh làm từ đất nung... mỗi khi có gió thổi, những vật dụng này va chạm vào nhau, tạo ra âm thanh kêu lạ để thông báo về sự hiện diện của gia chủ và ngăn ma quỷ không dám đến quấy rối.
Cây nêu thường được đặt vào ngày 23 tháng Chạp, đúng vào ngày Táo Quân trở về trời, giúp bảo vệ gia đình khỏi sự xâm nhập của ma quỷ trong thời gian ông vắng nhà. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, người ta thường treo một chiếc đèn lồng lên cây nêu, làm dấu hiệu cho tổ tiên biết đường về để cùng gia đình thưởng thức bữa ăn Tết.
Xem thêm: Bỏ túi địa chỉ mua mẫu lọ hoa gốm sứ đẹp tại quận 1
Phong bao mừng tuổi
Bao lì xì mừng tuổi.
Phong bao lì xì, hay còn gọi là hồng bao, đóng vai trò là biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Tết. Trong những ngày đầu năm, người lớn thường tặng lì xì chứa tiền cho trẻ em, kèm theo lời chúc phúc như chóng lớn, mạnh khỏe, ngoan ngoãn... Không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ, mà còn là một truyền thống tặng hồng bao cho ông bà, cha mẹ, và người lớn tuổi trong gia đình, với hy vọng mang lại niềm vui, sức khỏe, và an khang cho mọi người. Số tiền bên trong hồng bao thường được chọn là số lẻ, tượng trưng cho mong muốn tài lộc dồi dào trong năm mới.
Hoa tết: Cành mai - Cành đào
Cắm hoa mai, hoa đào.
Nếu ở miền nam có hoa Mai tự tin khoe sắc trong nắng ấ. Thì văn hóa miền Bắc lại chuộng hoa Đào đơm nở hồng thắm trong cái giá rét của tiết trời lập xuân. Hai loại hoa này không chỉ là biểu tượng của mùa xuân mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Hoa Mai tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, và thịnh vượng trong sắc vàng rực rỡ. Với sắc hồng can trường, hoa Đào mang đến nguồn sinh khí mới, sức khỏe, bình an và niềm hy vọng cho năm mới.
Ngày việc bày trí không gian sống trong các dịp lễ Tết đang được nhiều người chú ý hơn trong cuộc sống tân tiến hiện nay. Đặc biệt nhất, phải kể đến cắm hoa. Ngoài việc lựa chọn hoa tươi ra thì công đoạn lựa chọn bình/lọ hoa phù hợp và đẹp để cắm vào cũng rất quan trọng. Bởi hoa tươi thì nên cắm vào bình đẹp!
Các mẫu lọ hoa Bát Tràng đẹp tại Hệ thống Không Gian Gốm
Khám phá sự tinh tế và đẹp mắt của nghệ thuật gốm Bát Tràng thông qua bộ sưu tập lọ hoa độc bản tại Hệ thống Không Gian Gốm.
Lọ hoa độc bản tại Không Gian Gốm.
Lọ hoa độc bản tại Không Gian Gốm.
Lọ hoa độc bản tại Không Gian Gốm.
Những mẫu lọ hoa Bát Tràng không chỉ là điểm nhấn trang trí tinh tế, mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và nghệ thuật thủ công độc đáo. Đem lại không gian ấm cúng và phá cách cho ngôi nhà của bạn, những sản phẩm này chắc chắn sẽ làm hài lòng những người yêu thủ công và đẳng cấp nghệ thuật.
Đến ngay Hệ thống Showroom Không Gian Gốm Bát Tràng để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và mua hàng nhé!