Di Sản Văn Hóa Gốm Bát Tràng: Tiếp Tục Bảo Tồn Và Phát Huy
Trân MKT
Th 5 10/10/2024
Nội dung bài viết
Qua bao thăng trầm lịch sử, di sản văn hóa gốm Bát Tràng. Vẫn được các thế hệ tiếp tục giữ gìn và phát triển theo năm tháng. Gốm Bát Tràng, một tinh hoa nghệ thuật truyền thống đã tạo ra nhiều giá trị tươi đẹp về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cuộc sống cho bà con tại làng nghề Bát Tràng
Lịch sử và giá trị cốt lõi của di sản văn hóa gốm Bát Tràng
Tìm hiểu sâu hơn về lịch sử gốm Bát Tràng, ta sẽ càng tự hào hơn vì gốm Bát Tràng đã đem lại nhiều tinh hoa di sản cho đất nước Việt Nam
Lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thế kỷ 13-14, từ thời nhà Lý, làng Bát Tràng đã được hình thành. Làng nhanh chóng nổi tiếng về các sản phẩm gốm thủ công được chế tác tinh xảo,hoa văn độc đáo.
Từ thế kỷ thứ 15-16, chính sách cai trị mở được áp dụng dưới thời nhà Mạc. Việc giao lưu văn hóa, mua bán của các nhà buôn thời bấy giờ được thuận tiện hơn. Các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng có được cơ hội lưu hành rộng rãi khắp cả nước. Giới đam mê về gốm sứ là giới quí tộc, quan vua tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó, từ một làng gốm nhỏ thuộc huyện gia Lâm. Gốm Bát Tràng đã được biết đến rộng rãi và được nhiều người săn đón. Mở ra một kỷ nguyên mới hưng thịnh cho làng gốm Bát Tràng.
Giá trị cốt lõi của di sản văn hóa gốm Bát Tràng
Gốm Bát Tràng luôn đem đến những giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Không đơn thuần chỉ là tạo ra sản phẩm gốm để trang trí từ những kỹ thuật thủ công. Mà còn ở sự sáng tạo trong từng sản phẩm của các nghệ nhân. Mỗi sản phẩm gốm đều có một câu chuyện riêng, lồng ghép trong đó là cả một niềm tự hào của dân tộc.
Với các họa tiết cổ truyền như hoa sen, con rồng, con lân và các cảnh sinh hoạt đời thường. Gốm Bát Tràng luôn mang đậm dấu ấn của văn hóa Việt Nam, xứng danh di sản văn hóa Việt. Những sản phẩm gốm vừa mang giá trị ứng dụng cao, vừa là tác phẩm nghệ thuật có thể trưng bày.
Bảo tồn di sản văn hóa gốm Bát Tràng
Đối với người dân xã Bát Tràng nói riêng và toàn bộ nhân dân Việt Nam nói chung. Việc bảo tồn di sản văn hóa gốm Bát Tràng là một việc làm thiết thực. Để cho các thế hệ sau này hiểu rõ hơn một phần của lịch sử, và nghề gốm truyền thống không bị mai mục theo thời gian.
Người dân xã Bát Tràng trong việc bảo tồn
Tại xã Bát Tràng, nghề làm gốm chính là nghề đã nuôi sống biết bao thế hệ gia đinh của người dân nơi đây. Họ yêu nghề gốm của họ, yêu cả mùi đất sét, mùi nắng mùi gió. Yêu luôn cả ngọn lửa trong lò nung đang cháy phập phồng. Gốm Bát Tràng là sản phẩm họ cảm thấy rất tự hào và đặt đầy tâm huyết khi làm ra
Người dân nơi đây rất có ý thức bảo vệ quyền lợi ngành nghề của mình. Các bí quyết làm gốm đều được “cha truyền con nối” qua nhiều thế hệ. Vì vậy, mỗi hộ gia đình sẽ có cách làm gốm của riêng họ. Có thế giống về mặt hình thức, nhưng ý nghĩa của từng sản phẩm lại khác nhau
Theo các thống kê sơ bộ, có tới 90% các thanh niên trong làng Bát Tràng đều biết làm gốm. Đa số là được truyền nghề từ các thế hệ trước cho các thế hệ sau. Thầy cô dạy các thanh thiếu niên làm gốm là ông bà, cha mẹ, cô chú… ngay tại gia đinh họ. Nên bí quyết làm gốm tại xã Bát Tràng vẫn đang được bảo tồn.
Ngoài những nghệ nhân gốm làm nghề lâu năm. Hiện nay đã có hơn 100 nghệ nhân trẻ được vinh danh với gốm sứ Bát Tràng. Họ là những con người trẻ có học vấn, có sức khỏe và đầu óc đầy trí sáng tạo. Họ luôn tìm tòi những mẫu mã mới hay áp dụng công nghệ in 3D vào gốm. Để từ đó phát triển sản phẩm theo hướng hiện đại hóa. Nhưng vẫn không quên những nét đẹp truyền thống của gốm sứ Bát Tràng.
Nhân dân Việt Nam Trong việc bảo tồn di sản văn hóa gốm Bát Tràng
Gốm Bát Tràng đang là một giá trị văn hóa. Là một người Việt Nam, bạn sẽ luôn cảm thấy vô cùng tự hào khi đang bảo tồn loại gốm sứ này. Việc mua, sưu tầm những sản phẩm gốm của khách hàng là việc đang giữ lửa yêu nghề cho các nghệ nhân. Có cầu thì mới có cung, từng sản phẩm gốm luôn là tâm huyết của người làm gốm. Khách hàng sẽ giúp cho họ có công việc, thu nhập ổn định, thúc đẩy quá trình sản xuất gốm, bảo tồn từ ngày này qua ngày khác.
Phát huy truyền thống gốm Bát Tràng trong thời đại mới
Người dân làng gốm Bát Tràng trong việc phát huy truyền thống là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm bảo vệ tinh hoa nghề truyền thống Việt. Thích nghi với sự hiện đại hóa trong thời kì kỹ thuật số 4.0. Người dân nơi đây ý thức được phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, áp dụng nghề truyền thống. Để thúc đẩy quá trình sản xuất gốm và quy mô kinh doanh dưới sự trợ giúp của máy móc, kỹ thuật.
Thị hiếu của người mua hàng ở thời đại mới rất đa dạng và độc đáo. Vì vậy đòi hỏi các nghệ nhân gốm phải hiểu rõ được nhu cầu của người mua hàng. Không ngừng đổi mới và sáng tạo để làm ra được nhiều mẫu mã hơn
Không dừng lại ở những sản phẩm truyền thống như chén bát, đũa dĩa, ấm trà. Người nghệ nhân đã mở rộng phạm vi sáng tạo ra thêm nhiều sản phẩm mỹ nghệ. Như là tranh gốm trang trí, bình lọ gốm cách điệu, đồ gốm trừu tượng… Và các sản phẩm gốm mang tính nghệ thuật nhưng vẫn ứng dụng cao vào trong đời sống.
Quảng cáo hình ảnh gốm Bát Tràng theo hướng công nghiệp hóa
Qua nhiều hình thức khác nhau, từ quảng bá sản phẩm đến quảng bá du lịch. Đều được coi là việc phát huy di sản văn hóa gốm Bát Tràng.
Mở thêm nhiều tour du lịch đến làng gốm Bát Tràng bằng việc quảng cáo qua mạng Internet. Để nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và tham quan. Giúp họ cảm nhận chân thật được nhịp sống của làng gốm. Cho họ tour trải nghiệm gốm Bát Tràng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: tham quan cơ sở sản xuất gốm, tìm hiểu lịch sử hình thành làng gốm. Biết được các nguyên vật liệu tạo ra gốm, trò chuyện cùng các nghệ nhân. Hay tự tay mình tạo ra các sản phẩm gốm theo ý thích cá nhân
Công nghệ thực tế ảo trong du lịch làng Gốm Bát Tràng
Hoặc tại trung tâm tinh hoa làng nghề Việt, có trang bị cả công nghệ thực tế ảo vào du lịch. Chỉ cầm điện thoại thông minh có kết nối internet, du khách có thể trải nghiệm làng gốm qua không gian ảo. Tái hiện chân thực lại khung cảnh làng gốm thời xưa, hay thăm quan bao quát cả làng nghề mà không cần di chuyển. Và có rất nhiều trải nghiệm ảo thú vị khi sử dụng công nghệ VR
Workshop trải nghiệm làm gốm tại Không gian gốm Bát Tràng
Hay tại một thời điểm nhất định, có thể mở một số “workshop” về làng gốm Bát Tràng. Để các bạn trẻ có thể đến thăm quan, trải nghiệm làm gốm thực tế. Hoặc đơn giản chỉ là trưng bày gốm ra cho mọi người cùng thưởng thức. Không nhất thiết phải mua sản phẩm gốm, đây chỉ một hình thức quảng bá gốm nhanh đến với mọi người
Tạm kết
Như vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gốm Bát Tràng là một việc làm rất cần thiết. Một nét truyền thống Việt Nam được giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gốm Bát Tràng vẫn trường tồn và phát triển mạnh mẽ trước nhiều biến động lịch sử hàng trăm năm nay
Tham khảo thêm một số sản phẩm gốm Bát Tràng giá xưởng tại: Không Gian Gốm Bát Tràng