Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

Thương hiệu: Không Gian Gốm Bát Tràng Mã sản phẩm: TT-BLH18OT
21,000,000₫

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ ƯU ĐÃI DUY NHẤT THÁNG 11

  • Ưu đãi 15% Bộ Ấm Chén Bát Tràng
  • Ưu đãi 20% Bộ Bàn Ăn Gốm Sứ Cao Cấp
  • Ưu đãi 30% Bình Gốm, Lộc Bình Phong Thủy
  • Ưu đãi 30% Chum Trống Đồng, Lu Thác Nước
  • Ưu đãi mua đồ thờ ĐH từ 10 triệu tặng Voucher -30% khi mua hương trầm và dầu cát tường trong vòng 2 năm
Kiểu dáng:

Gọi đặt mua 0912.809.908 (8:00 - 22:00)

  • Giao hàng miễn phí TPHCM cho ĐH từ 2,000,000đ
    Giao hàng miễn phí TPHCM cho ĐH từ 2,000,000đ
  • Cam kết giá tốt tại xưởng sản xuất
    Cam kết giá tốt tại xưởng sản xuất
  • Chuyển khoản hoặc nhận hàng & thanh toán
    Chuyển khoản hoặc nhận hàng & thanh toán
  • Bảo hành vận chuyển và bể vỡ
    Bảo hành vận chuyển và bể vỡ

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

  • Tên sản phẩm: Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ
  • Chất liệu: Gốm sứ men vàng cổ
  • Kiểu dáng: 18 vị la hán
  • Thương hiệu: Không Gian Gốm Bát Tràng
  • Xuất xứ: Xưởng Gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội 
  • Công dụng: Được dùng trong thờ cúng, trưng bày nơi tôn nghiêm vô cùng ý nghĩa. Với mong muốn mang đến sự bình an, bao bọc che chở cho gia chủ, các thành viên trong gia đình.
  • Nên tránh: Không đặt gần nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp.

Sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công 100%  từ những nghệ nhân lành nghề. Thiết kế độc quyền - kích thước linh hoạt theo nhu cầu của Khách hàng.

Để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua số Hotline để được hỗ trợ.


Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ thường được đặt thờ chung cả 18 vị trong các chùa, ngoài ra có thể mỗi vị sẽ được thờ riêng tùy vào sở thích thẩm mỹ của mỗi người. Trong nghệ thuật các vị La Hán thường được thể hiện ở 3 loại hình: tượng, tranh vẽ và phù điêu. Nét độc đáo của các mẫu tượng 18 vị La Hán đẹp chính là ở các tư thế, hình dáng, nét mặt, cử chỉ nội tâm của các vị, mỗi vị mang một vẻ rất sinh động và gần gũi: vị ngồi, vị đứng, vị chau mày… thể hiện sự tôn nghiêm và cao quý.

Ý nghĩa của Bộ Tôn Tượng La Hán

Theo tiếng Phạn, La Hán là một phiên âm của tiếng Arahat hay A-la-hán mang 3 ý nghĩa: 

  • Thứ nhất là “Sát tặc” có nghĩa là người đã loại bỏ được những muộn phiền thế gian, sáng suốt đưa lối chúng sinh thoát khỏi vọng tưởng, tham lam, đố kỵ, mê hoặc bởi sự nhiễu loạn của nội tâm, làm trở ngại trong việc tu dưỡng. Có thể hiểu La Hán là những vị diệt trừ những mối họa này.
  • Thứ hai là “Ứng cung”, thường mang ý nghĩa đoạn tuyệt với sinh tử, luân hồi. Các vị chính quả La Hán này được trời cung dưỡng nên cả người và tâm luôn thanh tĩnh.
  • Thứ ba là “Vô sinh” mang ý nghĩa bất diệt, đạt cảnh giới Niết Bàn, luôn bất biến, không rơi vào sinh tử.

Đặc điểm của Bộ Tôn Tượng Thập Bát La Hán

Nghe danh 18 vị La Hán, người ta sẽ liên tưởng ngay đến 18 vị với hình tướng lạ kỳ nhưng vô cùng gần gũi với cuộc sống thường dân. Các ngài có khả năng biến hóa với pháp lực vô biên, cùng với tấm lòng vị tha, cứu nhân độ thế. Đây là đặc điểm chung thường có của các vị Phật, Bồ Tát, La Hán. Vậy mỗi vị La Hán có đặc điểm gì đặc biệt, cùng điểm qua tượng 18 vị La Hán dưới đây:

1. Tượng La Hán Tọa Lộc: Ngài xuất thân dòng Bà La Môn, cũng là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Tuy nhiên, yêu thích và bén duyên với Phật Pháp nên ngài bỏ vào rừng nỗ lực tu tập và chứng thành thánh quả.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

2. Tượng La Hán Khánh Hỷ: Ngài dùng nhân quả để giáo hóa chúng sinh phân biệt và sửa đổi. Ngài thường dùng khuôn mặt tươi cười để thuyết pháp, cùng với những giáo lý chân thật, đem ánh sáng Phật Pháp soi rọi chúng sinh.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

3. Tượng La Hán Cử Bát: Ngài là vị La Hán thứ 3 trong tượng 18 vị La hán, được chư Phật giao giáo hóa vùng Đông. Ngài cùng 600 vị La Hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

4. Tượng La Hán Thác Pháp: Thác Tháp được xem là nơi thờ Xá-lợi-Phật, do đó Ngài Thác tháp được xem là giữ mạng mạch Phật Pháp. Hình tượng ngài xuất hiện với bảo tháp thu nhỏ trên tay.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

5. Tượng La Hán Tĩnh Tọa: Trước khi xuất gia, đời sống Ngài chỉ biết chém giết. Tuy nhiên, sau khi theo Phật xuất gia, Ngài chỉ ngồi ở tư thế kiết già, tĩnh tọa trên phiến đá.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

6. Tượng La Hán Quá Giang: Nhờ việc siêng năng tắm rửa, gột rửa tâm mà Ngài nhanh chóng chứng được quả La Hán. Sau đó, Ngài thường khuyên mọi người tu pháp bằng cách tắm rửa.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

7. Tượng La Hán Phất Trần: Trước khi xuất gia, Ngài làm nghề chăn voi. Sau khi chứng quả La Hán, Đức Phật bảo Ngài ở lại quê hương để ủng hộ Phật Pháp.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

8. Tượng La Hán Tiếu Sư: Trước khi xuất gia, Ngài có thể thực phi thường đến muôn thú còn hoảng sợ. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, cùng Ngài có một con sư tử thường hay quấn quýt bên cạnh.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

9. Tượng La Hán Khai Tâm: Ngài vốn là một tu sĩ Bà La Môn tu khổ hạnh mà chứng quả A La Hán. Tượng Ngài là tượng thứ 9 trong tượng 18 vị La hán.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

10 Tượng La Hán Thám Thủ: Ngài cùng với 1100 vị A-La-Hán trụ ở Tất lợi dương cù châu, tùy hủy hóa độ chúng sanh.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

11. Tượng La Hán Trầm Tư: Sau khi tu tập xuất gia, Ngài từ bỏ thói vương giả và tập xấu trêu ghẹo người. Ngài chứng thánh quả với hạnh khiêm cung nhẫn nhục, luôn nhẫn nhục bình thản trước mọi việc.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

12 Tượng La Hán Khoái Nhĩ là hình ảnh một vị La Hán đang ngoáy tai, Ngài tu về căn nhĩ và có tài biện luận. Tượng mang ý nghĩa là con người hãy luôn biết học cách lắng nghe để rèn giũa bản thân, giúp thông tuệ hơn trong mọi việc.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

13. Tượng La Hán Bố Đại: Dựa theo truyền thuyết bắt rắn độc bẻ răng, rồi phóng sinh để khỏi làm hại người. Điều này xuất phát từ lòng từ bi cao độ nên Ngài được xem là biểu tượng của lòng từ. Tượng của ngài thường có một túi vải bên mình, dùng để đựng rắn.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

14. Tượng La Hán Ba Tiêu: Trong chư vị La Hán, Ngài là vị La Hán thứ 14, có tên gốc là Phạt-na-bà-tư. Tương truyền rằng khi Ngài sinh ra trời mưa to dữ dội. Đến khi xuất gia thành Phật, Ngài thường tu tập trong núi rừng, đứng dưới gốc cây chuối nên được gọi là La Hán Ba Tiêu.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

15. Tượng La Hán Trường Mi: Khi sinh ra, Ngài có lông mày rủ xuống, báo hiệu kiếp trước là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

16. Tượng La Hán Phục Hổ: Truyền thuyết của Ngài gắn với việc thu phục hổ dữ, cho đi tu và luôn dẫn theo bên người. Tượng của Ngài cùng với tượng La Hán kháng môn nằm ở vị trí thứ 16 trong tượng 18 vị La Hán.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

17. Tượng La Hán Kháng Môn: Do không thông minh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật Pháp. Nhưng nhờ sự nhẫn nại sau khi được sự chỉ dẫn của Đức Thế Tôn, Ngài chứng thành Thánh quả. Do đó, Ngài là tấm gương về sự nhẫn nại.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

18. Tượng La Hán Hàn Long: Được xếp vị trí thứ 17, tên thật của Ngài là Nan-đề-mật-đa-la. Ngài được mọi người tưởng nhớ do có công nói ra Pháp Trụ Kỷ.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán Men Vàng Cổ

Địa chỉ bán bộ tượng la hán tại Tp.HCM

Tôn Tượng Thập bát La Hán các màu men đang được cung cấp bởi Không Gian Gốm Bát Tràng. Không Gian Gốm Bát Tràng cũng là một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp tượng thờ gốm sứ Bát Tràng được nhiều khách hàng tin tưởng trên thị trường hiện nay. Chúng tôi luôn làm hài lòng khách hàng bởi những sản phẩm gốm sứ chất lượng tốt từ làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới đặc biệt với giá thành vô cùng hợp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc ghé trực tiếp các cửa hàng thuộc hệ thống để tham quan và được tư vấn trực tiếp nhé.

Xem thêm: Lá Bồ Đề Mặt Phật | Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát | Tượng Phật Đản Sanh

SẢN PHẨM ĐÃ XEM